Trước khi hoàn thành các chương trình học tập tại đại học Nanyang Technological University (NTU), kĩ sư tài năng Jairaj Bhattacharya (24 tuổi) cho biết anh đã có sản phẩm của riêng mình, sản phẩm này không những bắt kịp nhu cầu của khách hàng mà còn giúp anh thành lập công ty riêng và bắt đầu hoạt động kinh doanh từ ba năm trước. Ngày nay, Jairaj Bhattacharya đã là một ông chủ trẻ tuổi sở hữu công ty riêng với công nghệ là thành quả lao động và nghiên cứu của riêng mình, công ty dự kiến sẽ đạt doanh thu khoảng 250,000 SGD vào cuối năm nay.
Anh Bhattacharya là một trong những sinh viên tài năng hiếm có đồng thời là đại diện cho những người trẻ có năng lực, có tham vọng và có khát khao làm giàu ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Năm nay những sinh viên như Bhattacharya sẽ có cơ hội nhận được sự công nhận của xã hội về thành quả lao động mà họ đạt được thông qua giải thưởng Doanh nhân sinh viên thế giới
Cô Joyce Chee, 24 tuổi là người sáng lập công ty sử dụng ứng dụng SQ HD trên điện thoại thông minh để điều khiển các thiết bị gia dụng trong gia đình.
Tổ chức doanh nhân tại Singapore nằm trong mạng lưới gồm các doanh nhân đến từ các nước trên thế giới đã sáng lập giải thưởng Doanh nhân sinh viên thế giới - giải thưởng đầu tiên ở Singapore. Giải thưởng này dành cho các sinh viên những người đã bắt đầu tham gia vào hoạt động kinh doanh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
Những sinh viên xuất sắc nằm trong top đầu ở Singapore sẽ nhận được sự tư vấn từ những doanh nhân đi trước những người có kinh nghiệm trong kinh doanh và đã thành lập công ty riêng ở Singapore để tham gia cạnh tranh với những sinh viên khác đến từ các quốc gia trên toàn thế giới, người chiến thắng sẽ giành được giải thưởng tiền mặt là 10.000 USD (tương đương 12,750 SGD).
Hạn đăng kí tham gia cuộc thi này đã kết thúc vào chủ nhật vừa qua, ban tổ chức đã nhận được 84 đơn đăng kí tham gia. Anh Bhattacharya là một trong những người đăng kí tham gia chương trình này. Sau khi thuyết phục các giáo sư của mình tại NTU để thành lập công ty vào tháng Giêng, công ty của Bhattacharya đã tạo ra một ứng dụng cho phép giáo viên phổ biến các bài tập hay thông tin trong lớp học thông qua một mạng nội bộ mà không cần kết nối Internet.
Việc thiếu kết nối Internet là một vấn đề nổi cộm tại các nước đang phát triển, sản phẩm này là câu trả lời cho câu hỏi “Biện pháp nào giải quyết tình trạng thiếu ứng dụng internet trong trường học?”. Công ty hiện đang làm việc với chính phủ Ấn Độ để phổ biến ứng dụng này tại các trường công lập tại đất nước có dân số đứng thứ hai trên thế giới này.
Giám đốc điều hành của cơ quan Lunch Actually bà Violet Lim một thành viên trong ban giám khảo cho biết: "Trong khi chúng ta có rất nhiều cuộc thi và các tài trợ cho các doanh nghiệp và cho doanh nhân có tham vọng, nhưng lại không có một giải thưởng thực sự nào thừa nhận doanh nhân sinh viên, những người vừa hoàn thành tốt việc học tập tại trường vừa hoạt động kinh doanh giỏi".
Thành viên ban giám khảo còn có sự góp mặt của các doanh nhân tại Singapore khác như giám đốc điều hành Adam Khoo Learning Technologies Group, ông Patrick Cheo và ông Tony Seow vừa là chủ đồng thời vừa là quản lý khách sạn Purple Sage.
Ông Samuel Lim, giám đốc điều hành cửa hàng thời trang Reebonz cho biết các doanh nhân trẻ thường phải tự mình đối mặt với khó khăn và thử thách khi họ bắt đầu tham gia vào công việc kinh doanh và"Giải thưởng này sẽ cung cấp cho họ cơ hội nhận được sự tư vấn và hướng dẫn từ các doanh nhân nổi tiếng cùng đồng nghiệp của họ trên toàn thế giới ".
Doanh nhân trẻ vẫn còn đang theo học tại các trường đại học cho biết họ quyết định thành lập công ty vì họ có thể sắp xếp thời gian hợp lý. Cô Joyce Chee 24 tuổi, là kỹ sư vừa tốt nghiệp trường đại học NTU hiện đang điều hành công ty eVida cho biết "Chúng ta cần phải rèn khi sắt còn nóng" và cô chia sẻ quyết định bắt đầu kinh doanh khi vẫn còn làm sinh viên vì "Tôi tìm thấy đúng người để làm việc cùng và muốn nắm bắt cơ hội để phát triển kinh doanh cũng như phát triển chính bản thân mình ".