Diễn đàn Sinh viên Lịch sử Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chào mừng bạn đến với svlichsu.tk
Bạn vui lòng Đăng nhập vào hệ thống
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký
Bạn chưa nhận được Email?
Bạn quên mật khẩu?
Diễn đàn Sinh viên Lịch sử Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chào mừng bạn đến với svlichsu.tk
Bạn vui lòng Đăng nhập vào hệ thống
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký
Bạn chưa nhận được Email?
Bạn quên mật khẩu?
Diễn đàn Sinh viên Lịch sử Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Sinh viên Lịch sử Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sinh viên Lịch sử Đảng - Vững bước vươn lên tầm cao mới!!!
 
Trang ChínhCổng thông tinGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Đời sống Sinh viên Việt Nam 2010

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
admin


Giới tính Giới tính : Nam

Tổng số bài gửi : 147
Năng lượng : 18563

Cống hiến : 0
Sinh nhật : 25/10/1990
Ngày gia nhập : 18/12/2010
Tuổi đời : 34
Nơi sinh : Thiên đường tình yêu

Bảng điều khiển
Cống hiến Cống hiến: 1000

Đời sống Sinh viên Việt Nam 2010 Empty
Bài gửiTiêu đề: Đời sống Sinh viên Việt Nam 2010   Đời sống Sinh viên Việt Nam 2010 Icon_minitimeSun Dec 19, 2010 2:29 am

Đời sống Sinh viên Việt Nam 2010 Moz-screenshotĐời sống Sinh viên Việt Nam 2010 21_bieudo1

Cuộc sống sinh viên khi xa nhà!!! Nếu ai
đã từng trải qua những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường, chắc hẳn sẽ
nhớ lắm quãng đời sinh viên nhiều kỉ niệm khó quên. Những năm tháng
ngọt ngào bởi nụ cười và nước mắt, rực rỡ bởi hạnh phúc cũng như bao nỗi
khó khăn…





Với tôi, một người mới chỉ chập chững những bước đầu tiên trên bước
đường chinh phục kiến thức, một sinh viên năm thứ 2 còn bỡ ngỡ với vô
vàn thứ xung quanh, cũng đã dần cảm nhận được những điều đó. Tôi không
may mắn như một số bạn trong lớp là được học ở ngay thành phố quê hương
mình, học tập tại nơi mình sinh ra và lớn lên. Tôi là một đứa sinh viên
tỉnh lẻ lên thành phố học đại học! Khi còn là những cô cậu học sinh ngồi
trên ghế nhà trường, chúng tôi vẫn nuôi bao hoài bão cho tương lai: thi
đỗ tốt nghiệp, vào trường đại học mình yêu thích…


Tôi vẫn nhớ cái cảm giác hồi hộp và lo
lắng khi từng ngày chờ đợi điểm thi tuyển đại học. Tôi sẽ không bao giờ
quên sự vui sướng tột cùng khi cầm trên tay giấy báo trúng tuyển. Vui
sướng lắm. Một phần vì ước mơ của mình đã trở thành hiện thực. Và, đối
với những đứa quê mùa như tôi, thì phần lớn là vì ngày mai thôi, tôi sẽ
được sống ở một nơi đông đúc tấp nập, một thành phố lớn với những toà
nhà cao ngất ngưởng, những siêu thị hiện đại bậc nhất,…tôi sẽ có thêm
nhiều thầy mới bạn mới! Nhưng cũng chính lúc này đây, trong đầu óc non
nớt của những cô cậu học trò tỉnh lẻ chúng tôi lại bắt đầu có những lo
lắng, rằng: Sẽ ở đâu? Và, Bắt đầu cuộc sống tự lập như thế nào?


Các trường đại học đều có kí túc xá,
nhưng chỉ đáp ứng đủ cho một phần nhỏ số lượng sinh viên thuộc diện
chính sách. Còn lại đa số các bạn phải tự đi tìm cho mình những chỗ ở
phù hợp, biết là chật đấy, biết là bất tiện đấy, nhưng tiền bố mẹ gửi
lên chỉ ở mức ấy, phải khắc phục khó khăn để học tập thôi. Tìm nhà đã
khó, tìm được rồi đâu phải đã yên tâm, lại còn luôn luôn lo lắng không
biết chủ nhà sẽ đòi nhà lúc nào và cuộc sống tiếp theo ở thành phố sẽ ra
sao?


Khi còn trong vòng tay chở che của gia
đình, mẹ cha chăm lo cho từng bữa ăn từng giấc ngủ, từ miếng cơm manh áo
đều đựoc mẹ cha quan tâm. Nhưng khi học xa nhà, chúng tôi phải tự lo
cho bản thân mình, tự chăm sóc, tự làm tất cả mọi việc chứ không thể cậy
nhờ được nữa. Thêm vào đó, mức chi tiêu ở mỗi vùng khác nhau, ở thành
phố cái gì cũng đắt đỏ hơn nhiều so với ở quê, vì vậy, ai cũng phải cân
nhắc khi chi tiêu hàng ngày. Cũng như tất cả mọi người chúng tôi cũng có
rất nhiều những nhu cầu riêng, nhưng những nhu cầu ấy chỉ được đáp ứng
một phần nhỏ mà thôi. Mỗi người trong chúng tôi lại có một hoàn cảnh
khác nhau, người thì bố mẹ khá giả gửi lên cho nhiều tiền chi tiêu,
người thì phải bóp mồm bóp miệng suốt cả tháng vì bố mẹ ở quê cũng rất
khó khăn.


Nhưng dù thế nào thì mỗi chúng tôi cũng
phải tự tính toán việc tiêu pha như thế nào cho phù hợp. Đôi lúc trong
cuộc sống không tránh khỏi những phát sinh, ban đầu, chúng tôi cũng hơi
luống cuống vì mình chưa phải rơi vào những tình huống đó bao giờ. Nhưng
rồi, cuộc sống dậy chúng tôi phải biết đứng vững, phải biết tin vào bản
thân mình. Chúng tôi bắt đầu xin đi làm thêm để bớt đi gánh nặng trên
vai cha mẹ và cũng là để tự mình đáp ứng nhiều hơn những nhu cầu của bản
thân. Đi làm thêm không chỉ kiếm thêm tiền mà chính qua đó chúng tôi
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn và tạo thêm nhiều mối quan hệ sau
này sẽ giúp ích rất nhiều cho bản thân khi ra ngoài xã hội.


Khi xa nhà không ai tránh khỏi những lúc
nhớ nhà, vì gia đình luôn là nơi mỗi chúng ta cảm thấy vui vẻ nhất,
thoải mái nhất và đầm ấm nhất. Với những bạn ở gần, gia đình luôn luôn
sum họp, đó là một may mắn lớn lao. Còn với những người phải học xa nhà
như chúng tôi, một tháng mới được về nhà một lần.


Tôi vẫn còn hạnh phúc hơn rất nhiều bạn
khác, bởi lẽ, tôi hay được về thăm gia đình, thăm bố mẹ. Trong lớp tôi
có những bạn một năm chỉ được về nhà một vài lần vì hoàn cảnh gia đình
và vì vị trí địa lý quá xa. Nhưng chính trong lúc như thế thì sự quan
tâm, động viên lẫn nhau của những người bạn, những người cùng cảnh là
động lực lớn để chúng tôi vượt qua khó khăn, để tiếp tục học tập và rèn
luyện. Với những người sống xa gia đình như chúng tôi, thì xóm trọ, kí
túc xá, đôi khi cả lớp học… đều giống như ngôi nhà thứ hai của mình. Ở
gia đình thứ hai này luôn luôn có những buồn vui xen lẫn và trên tất cả,
ở đó luôn luôn có sự sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau. Ví như vào dịp vui
hay sinh nhật, chúng tôi thường tặng nhau những món quà thật giản dị do
chính tay chúng tôi làm, dù giá trị vật chất của chúng không cao, nhưng
đó là cả tấm lòng, cả một niềm động viên an ủi to lớn giúp chúng tôi
vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.


Ai cũng biết, nơi thành thị luôn có rất
nhiều cạm bẫy, rất nhiều tệ nạn. Và càng ngày những cạm bẫy, những tệ
nạn ấy càng xâm nhập nhiều vào các cổng trường đại học. Chúng tôi, mỗi
người một tính cách, mỗi người một lập trường riêng, cho nên cách chúng
tôi tiếp nhận hiện thực cuộc sống cũng không giống nhau. Đáng buồn là có
một bộ phận không nhỏ trong chúng tôi đã không thể vượt qua được những
cám dỗ đó, đã lún sâu vào các cạm bẫy và tệ nạn xã hội, rồi dần dần tự
hủy hoại bản thân cũng như tương lai của mình và gia đình mình.


Trong thực tế, chúng ta đã được chứng
kiến rất nhiều bạn sinh viên ngày đêm lao vào những tệ nạn như: cờ bạc,
rượu chè, ma túy…Các bạn đã phụ lòng cha mẹ, quên đi bao khó nhọc mà cha
mẹ mình phải trải qua để nuôi mình thành người và cho mình ăn học tới
nơi tới chốn.


( Sưu tầm )

Về Đầu Trang Go down
https://svlichsu.forumvi.com/portal
 
Đời sống Sinh viên Việt Nam 2010
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phân tích lối sống của sinh viên Việt Nam hiện nay.
» Thấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
» Sinh viên Việt Nam cần chuẩn bị gì để làm tốt công việc trong tương lai?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Sinh viên Lịch sử Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền :: Đời sống sinh viên-
Chuyển đến