Diễn đàn Sinh viên Lịch sử Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chào mừng bạn đến với svlichsu.tk
Bạn vui lòng Đăng nhập vào hệ thống
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký
Bạn chưa nhận được Email?
Bạn quên mật khẩu?
Diễn đàn Sinh viên Lịch sử Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Chào mừng bạn đến với svlichsu.tk
Bạn vui lòng Đăng nhập vào hệ thống
Nếu chưa có tài khoản, vui lòng Đăng ký
Bạn chưa nhận được Email?
Bạn quên mật khẩu?
Diễn đàn Sinh viên Lịch sử Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn đàn Sinh viên Lịch sử Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Sinh viên Lịch sử Đảng - Vững bước vươn lên tầm cao mới!!!
 
Trang ChínhCổng thông tinGalleryTìm kiếmLatest imagesĐăng kýĐăng Nhập

 

 Truyền thông 'nối giáo' cho Wikileaks như thế nào

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
admin


Giới tính Giới tính : Nam

Tổng số bài gửi : 147
Năng lượng : 18566

Cống hiến : 0
Sinh nhật : 25/10/1990
Ngày gia nhập : 18/12/2010
Tuổi đời : 34
Nơi sinh : Thiên đường tình yêu

Bảng điều khiển
Cống hiến Cống hiến: 1000

Truyền thông 'nối giáo' cho Wikileaks như thế nào Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyền thông 'nối giáo' cho Wikileaks như thế nào   Truyền thông 'nối giáo' cho Wikileaks như thế nào Icon_minitimeSun Dec 19, 2010 10:03 pm

Truyền thông 'nối giáo' cho Wikileaks như thế nào


Bill Keller, tổng biên tập New
York Times
, một trong 5 tờ báo được Wikileaks gửi tài liệu, chia sẻ
việc các phóng viên đã xử lý tài liệu và họ phải điều chỉnh nguyên tắc
làm việc ra sao khi đăng tải chúng.
> Những tiết lộ của Wikileaks / Julian Assange là ai



Truyền thông 'nối giáo' cho Wikileaks như thế nào Assange
Julian Assange, người sáng lập Wikileaks. Ảnh: AFP

Wikileaks đã gửi các bí mật về thư tín ngoại giao của
Mỹ cho những tờ báo uy tín hàng đầu thế giới thuộc các ngôn ngữ khác
nhau, bên cạnh New York TimesDer Spiegel (Đức), Le
Monde
(Pháp), Guardian (Anh) và El Pais (Tây Ban Nha). Đây cũng là những tờ báo
đầu tiên chọn lựa và đăng tải chúng, như phát pháo hiệu cho gần như
toàn bộ giới truyền thông thế giới cùng khai thác sau đó.

Trong cuộc trò chuyện trên một chương trình của BBC, Tổng biên tập New
York Times
Bill Keller đã giải thích về những quyết định liên quan
đến việc đăng tin tức do Wikileaks tiết lộ. Ông nhấn mạnh những tài liệu
này "chứa đựng những thông tin chân thật mà độc giả và các công dân sẽ
quan tâm". Cũng theo lời ông, những thư tín ngoại giao bị rò rỉ đã cho
thấy sự giới hạn của những gì mà công chúng và báo chí vốn được biết.

Tuy nhiên, có rất nhiều thư tín ngoại giao do
Wikileaks công bố không có gì "ghê gớm" mà thực chất chỉ là những trao
đổi thông thường. Tổng biên tập New York Times
gọi 250.000 thư tín mà Wikileaks có được là "nguyên liệu thô" của báo
chí hoặc lịch sử và các phóng viên phải lựa chọn trong đó những gì phù
hợp với thứ đã biết và cái gì thực sự có ý nghĩa thông tin.

Nhưng Keller không đồng ý với quan điểm của Ngoại
trưởng Mỹ Hillary Clinton rằng việc tiết lộ của Wikileaks "đã tấn công
vào cộng đồng quốc tế và các lợi ích trong chính sách đối ngoại của Mỹ".
Để chứng minh cho luận điểm này, ông giải thích việc New York Times đã xử lý ra sao khối tin tức thô
của Wikileaks và nhận định Bộ Ngoại giao Mỹ dù không ủng hộ việc tờ báo
đã làm, nhưng sự tức giận của họ chỉ hướng trực tiếp đến Wikileaks, nơi
đã công bố mọi thứ họ có mà thôi.

"Chúng tôi đã viết các bài báo dựa trên những tài liệu
của Wikileaks, nhưng những gì đăng tải chỉ là một phần nhỏ của số thư
tín. Chúng tôi cũng đã tham vấn Bộ Ngoại giao và biên tập chúng rất chặt
chẽ, nhằm bỏ đi bất cứ thứ gì mà chúng tôi cho rằng có thể khiến cuộc
sống của ai đó gặp nguy hiểm hay gây hại cho an ninh quốc gia. Hy vọng
của chúng tôi là đã làm hết sức trong quyền hạn của mình để giảm thiểu
những tác hại nếu có", tổng biên tập Keller nói thêm.

Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu với quyết định xử lý
thông tin như trên, New York Times có thay
đổi cách thức làm việc của các phóng viên chuyên viết về chính sách đối
ngoại và quốc tế của mình hay không, vì rằng các phóng viên thuộc lĩnh
vực này thường chỉ sử dụng các nguồn tin ngoại giao chính thức khi viết
bài.

Tổng biên tập Keller thừa nhận có sự thay đổi đối với
cách thức làm việc của phóng viên khi xử lý tin rò rỉ do Wikileaks cung
cấp, nhưng nhấn mạnh đây chỉ mang tính tạm thời. "Đó là điều khá khác
thường. Tôi đã nói với các đồng nghiệp rằng tôi có cảm giác những tài
liệu này khiến chúng ta cứ như thể đang làm việc tại bộ phận nghe lén
của Cục an ninh quốc gia vậy. Việc tiếp cận sự kiện theo cách này là cực
kỳ hiếm hoi. Tôi cá là điều này sẽ không xảy ra thêm một lần nữa nên
tôi nghĩ chúng tôi sẽ không thể thường xuyên được tiếp cận với dạng bí
mật ngoại giao như thế", Keller giải thích cho việc phải thay đổi cách
thức khai thác thông tin.
Hứng chịu chỉ trích



Trong khi đó, khi quyết định công bố các thông tin
nhạy cảm do Wikileaks cung cấp, New York Times
đã viết rằng "những bức thư ngoại giao đã cung cấp một biên niên sự
kiện trong các mối quan hệ của Mỹ với thế giới". Tờ báo này nói thêm
rằng 250.000 thư tín ngoại giao Mỹ cũng cho thấy "bức tranh chưa từng có
tiền lệ về quan điểm chân thật của các đại sứ quán về những nhà lãnh
đạo thế giới cũng như đánh giá về các mối đe dọa".

Ngoài ra, New York Times
còn bày tỏ tin tưởng rằng họ đã đăng tải "những tài liệu quan trọng có
lợi cho công chúng, đồng thời mô tả những mục tiêu, thành công, sự thoả
hiệp và sự thất vọng của nền ngoại giao Mỹ theo một cách thức nguyên
bản".

Nhưng có quan điểm cho rằng, New
York Times
đang "nối giáo cho giặc" khi tham gia vào việc phổ biến
những thư tín bị đánh cắp của Bộ Ngoại giao Mỹ. Thượng nghị sĩ John
McCain chỉ trích tờ báo này về việc đăng các tài liệu của Wikileaks. Ông
thừa nhận việc thông tin sẽ vẫn phát tán cho dù New
York Times
có đăng chúng hay không, nhưng tờ báo uy tín của Mỹ vẫn
đang gây ra những tác hại khi cho đăng những tài liệu này.

"Tôi ước gì New York Times
chọn cách không đăng chúng. Điều này đã gây tổn hại cho nước Mỹ và các
lợi ích an ninh quốc gia của chúng ta. Lập luận của họ là thông tin sẽ
vẫn được phổ biến bằng cách này hay cách khác, nhưng việc New York Times quyết định chođăng tải đã khiến cho những tài liệu nói trên
có một mức độ uy tín nhất định", cựu ứng viên tổng thống Mỹ nói thêm với Daily Beast.

Do đó đang có luồng ý kiến tại Mỹ rằng, nếu người sáng
lập Wikileaks là Julian Assange bị điều tra hình sự vì bị cáo buộc là
vi phạm Luật tình báo Mỹ, vậy tờ New York Times
khi cho đăng tải những thư tín ngoại giao liệu có phạm luật hay không.
Trên thực tế đạo luật được ban hành từ năm 1917 này lại được coi là
"điên khùng" và "vi hiến" vì có quy định kết tội chỉ dựa trên việc ai đó
đăng bất cứ thông tin nào mà chính phủ Mỹ không muốn họ đăng.

Đình Nguyễn
Về Đầu Trang Go down
https://svlichsu.forumvi.com/portal
 
Truyền thông 'nối giáo' cho Wikileaks như thế nào
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Wikileaks gây ra "sự cố" như thế nào?
» Tuyển tập truyện cười Vova
» Thông minh

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn đàn Sinh viên Lịch sử Đảng - Học viện Báo chí và Tuyên truyền :: Nhịp sống - Giới trẻ :: Tin tức-
Chuyển đến